Phòng Khám Thú Y Tài Vet

Hotline liên hệ 24/7

0943 878 449
Hội chứng suy giảm miễn dịch ở mèo (FIV) nguy hiểm đến mức nào?
21/05/2024 07:54 PM 147 Lượt xem

     

    1
    Hội chứng suy giảm miễn dịch ở mèo (FIV)? Lây lan như thế nào?
    Hội chứng suy giảm miễn dịch ở mèo (FIV) là gì?

    Hội chứng suy giảm miễn dịch ở mèo (FIV) được hiểu là một căn bệnh nhiễm trùng do virus thuộc họ Retrovirus gây ra. Mèo mắc phải loại virus sẽ mất khả năng miễn dịch, dễ dàng bị các virus, vi khuẩn khác tấn công làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như: Nhiễm trùng, ung thư. 
    FIV lây lan như thế nào?

    Virus FIV chỉ lây truyền từ mèo qua mèo thông qua vết cắn của mèo từ vết cắn của mèo bị nhiễm bệnh vào máu, không lây sang động vật khác hay lây qua người, cũng không lây qua đường ăn uống hay đường hô hấp.

    Ngoài ra, mèo mẹ mang thai hoặc cho con bú có thể lây qua mèo con tuy nhiên tỷ lệ này rất hiếm. Loại virus FIV dễ bị vô hiệu hóa khi gặp nhiệt độ cao, tia cực tím, hay các chất tẩy rửa...
    2
    Các giai đoạn và triệu chứng
    Mèo bị nhiễm FIV sẽ trải qua ba giai đoạn của bệnh, cụ thể là:

    Giai đoạn đầu hoặc cấp tính: Thường xảy ra khoảng 4-6 tuần khi mèo tiếp xúc với virus. Dấu hiệu của giai đoạn này là mèo bị sốt, sưng hạch bạch huyết, da nhạy cảm, dễ bị nhiễm trùng đường ruột.

    Giai đoạn thứ hai là giai đoạn tiềm ẩn hoặc cận lâm sàng: Giai đoạn này chưa có biểu hiện gì rõ rệt, tuy nhiên hệ miễn dịch của mèo đang bị phá hủy trầm trọng, thời gian của giai đoạn thứ hai có thể kéo dài trong nhiều năm.
    Giai đoạn thứ ba là giai đoạn cuối: Giai đoạn này phổ biến nhất ở mèo 5-12 tuổi. Ở giai đoạn này dường như hệ miễn dịch của mèo đã không thể hoạt động được nữa vì virus FIV đã giết chết các tế bào miễn dịch trong cơ thể chú mèo.
    Mèo rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và nguy cơ mắc các bệnh khác cũng tăng lên, bệnh dần tồi tệ theo thời gian và các phương pháp chữa trị cũng không mang lại hiệu quả như mong muốn.

    Khi mèo bị nhiễm FIV thường dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng như: Nhiễm trùng răng miệng, bệnh về đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh về đường tiêu hóa, nhiễm trùng da và tai, bệnh về thần kinh, hạc, thiếu máu, ung thư…

    3
    Chuẩn đoán bệnh FIV ở mèo
    Để biết được mèo có bị nhiễm FIV hay không thì có thể được thực hiện thông qua các xét nghiệm với xét nghiệm sàng lọc được gọi là phương pháp ELISA và xét nghiệm khẳng định được gọi là Western Blot.
    Bạn nên thực hiện các xét nghiệm cho mèo trong các trường hợp sau: Khi mèo có một số biểu hiện ban đầu của việc nhiễm virus FIV; mèo bắt đầu vào nhà mới; mèo sống chung trong khu vực có mèo nhiễm FIV; sau khi tiếp xúc với mèo bệnh.

    Ngoài ra, phải mất ít nhất 8 đến 12 tuần sau khi nhiễm bệnh thì các xét nghiệm về virus FIV mới có thể phát hiện kháng thể. Do vậy, chú mèo cần được tiến hành xét nghiệm lại trong khoảng 8 đến 12 tuần sau lần kiểm tra trước đó.

    4
    Cách điều trị bệnh FIV ở mèo
    Do mèo thường mang virus trước khi có dấu hiệu, triệu chứng bệnh xuất hiện nên gặp không ít khó khăn trong quá trình điều trị cho mèo.

    Trong suốt quá trình điều trị bệnh thì chú mèo cần được cung cấp chế độ chăm sóc đặc biệt, cung cấp nguồn dinh dưỡng tốt đồng thời tiêm kháng sinh để phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng cơ hội
    Mèo đực thường có nguy cơ nhiễm bệnh cao gấp 2 lần so với những chú mèo cái do vậy bạn nên thiến chúng để giảm nguy cơ chiến đấu và lây nhiễm vi trùng. Đồng thời nên nhốt mèo bệnh riêng ra để tránh lây lan cho những chú mèo khác.

    Khi mèo chăm sóc bị virus FIV bạn nên hạn chế cho mèo ăn các thực phẩm sống như: Thịt heo, thịt bò, thịt gà, trứng, thậm chí là cả sữa đặc biệt là những loại sữa chưa được tiệt trùng… giúp giảm tối đa nguy cơ nhiễm vi khuẩn hay các loại ký sinh trùng gây bệnh có trong các loại thực phẩm này.

    Bạn nên vệ sinh cho chú mèo được sạch sẽ, diệt bọ chét, rận trú ẩn trên cơ thể mèo.

    5
    Cách phòng bệnh FIV ở mèo
    Cách tốt nhất để giảm nguy cơ mèo của bạn nhiễm virus FIV đó chính là bạn nên để chúng trong nhà, không nên để mèo tiếp xúc với mèo bệnh. Nếu có đưa mèo đi dạo thì bạn cũng nên giữ chúng bằng một dây xích.
    Nếu bạn gửi mèo sang nhà người khác thì hãy đảm bảo rằng mèo trong ngôi nhà đó đã được xét nghiệm âm tính với FIV. Và nếu như đưa mèo mới về nhà thì bạn cũng cần tiến hành các xét nghiệm về FIV trước đó.

    Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh suy giảm miễn dịch ở mèo FIV. Để có từ có kinh nghiệm phòng tránh, bảo vệ mèo khỏi nguy cơ bị nhiễm bệnh và biết chăm sóc mèo đúng cách, giúp chúng nhanh hồi phục nếu chẳng may chúng mắc phải virus FIV
    Tim đập nhanh, cơ thể yếu ớt
    Khi nhiễm bệnh Parvo, tim của bé cún sẽ đập nhanh hơn bình thường. Kèm theo đó là biểu hiện yếu cơ, dễ mệt mỏi và kém hoạt động.CHÓ MẮC BỆNH PARVO BAO LÂU THÌ KHỎI?
    Chó bị Parvo không thể tự khỏi. Thông thường, bệnh sẽ kéo dài trong khoảng 4 - 7 ngày. Nếu không được chữa trị kịp thời, nguy cơ tử vong ở chó là rất cao (80-90%). Nếu điều trị tích cực đúng phác đồ thì bệnh sẽ thuyên giảm sau 1 tuần hoặc có thể chết ngay sau vài ngày. Hiếm có trường hợp cún mắc bệnh kéo dài trên 1 tháng.

    Hay nói cách khác, một chú cún chẳng may mắc bệnh Parvo chỉ có thể sống sót trong tầm 3 - 4 ngày từ khi khởi phát bệnh.

    BỆNH PARVO Ở CHÓ CÓ CHỮA KHỎI ĐƯỢC KHÔNG?
    Không giống với bệnh dại ở chó, chúng ta có thể chữa khỏi bệnh Parvo với điều kiện bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm. Trong trường hợp phát hiện trễ, tỷ lệ chó tử vong có thể lên đến> 90%.

    Do đó, bạn cần thường xuyên quan tâm và để ý đến sức khỏe chú cún của mình. Ngay khi chó có những biểu hiện đầu tiên của bệnh, hãy nhanh chóng đưa bé đến Bệnh Viện Thú-Y Tài Vet để được xét nghiệm và chữa trị đúng phác đồ.
    Tuy nhiên, bệnh Parvo ở chó cũng do virus gây ra và hiện nay chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu. Do đó, cách để chúng ta bảo vệ cún cưng tốt nhất chính là tiêm vắc xin phòng bệnh.

    CÁCH PHÒNG BỆNH PARVO Ở CHÓ
    Bạn thấy đó, Parvo là căn bệnh nguy hiểm có thể “giết chết” cún cưng bất cứ lúc nào. Bệnh còn có tính lây lan nhanh cho cả bầy đàn. Chính vì vậy, chúng ta cần phải đảm bảo tốt công tác phòng bệnh ngay từ ban đầu.

    Tiêm vắc xin phòng bệnh Parvo
    Vắc xin chính là vòng bảo vệ duy nhất và hiệu quả nhất giúp chó giảm nguy cơ bị Parvo. Những chú cún được tiêm vắc xin đều có tỉ lệ sống sót cao> 95 % hơn so với cún chưa tiêm.Ngoài ra, chó mẹ đã được tiêm phòng cũng ít có khả năng truyền bệnh sang con. Nhờ đó giảm bớt nguy cơ tử vong khi cún nhỏ mới được sinh ra đời.

    Vậy cún bao nhiêu tuổi thì tiêm vắc xin Tài Vet được?
    Vắc xin phòng bệnh Tài Vet trên chó được gọi là Vắc xin DP. Đây là “vòng bảo vệ” giúp cún cưng của bạn tránh khỏi hai bệnh nguy hiểm là Parvo và Carre. Để tăng hiệu quả phòng tránh bệnh, bạn cần đưa “boss” đến Bệnh Viện Thú-Y PETPRO tiêm vắc xin khi bé đã đủ 5 hoặc 6 tuần tuổi.

    Tiêm vắc xin phòng bệnh ở Tài @Thú Y Tài Vet  có gì đặc biệt?
    Bệnh Viện Thú-Y Tài Vet là địa chỉ chăm sóc sức khỏe thú cưng uy tín, đạt chuẩn chất lượng ISO  duy nhất hiện nay. Đến với Tài Vet, bạn có thể hoàn toàn yên tâm bởi vì chúng tôi cam kết:

    - Vắc xin đạt chuẩn, được bảo quản tốt và còn hạn sử dụng trên 6 tháng.

    - Bác sĩ chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và tay nghề thành thạo.

    - Dịch vụ tư vấn chất lượng, nhiệt tình, tận tâm.

    - Có lịch tiêm phòng rõ ràng.

    - Giữ liên lạc với chủ nuôi, hướng dẫn tận tình cách chăm sóc sức khỏe cún cưng sau khi tiêm phòng.

    - Kiểm tra sức khỏe trước khi chích ngừa

    - Đưa Boss đi khám sức khỏe định kỳ

    Giống như chúng ta, “boss” cưng cũng cần chăm sóc sức khỏe định kỳ để kéo dài tuổi thọ. Vả lại, việc cho cún thường xuyên khám sức khỏe còn giúp phát hiện bệnh kịp thời. Nhờ đó, công tác điều trị sẽ đơn giản, ít tốn kém và ít gây khó chịu cho cún cưng.Giữ vệ sinh nơi ở
    Chó bị Parvo sẽ làm lây lan bệnh rất nhanh chóng. Virus tồn tại trong phân, nước tiểu, nước bọt hoặc các loại dịch tiết khác sẽ ẩn náu ở môi trường xung quanh. Nếu không thường xuyên vệ sinh chỗ ở, virus sẽ có cơ hội gây nhiễm bệnh lên thú cưng. Nhất là những gia đình nuôi trên một bé cún.

    Ngoài ra, giữ vệ sinh chuồng trại, nệm ngủ, bát ăn, v.v… cũng là cách giúp “boss” tránh được nhiều bệnh khác. Tiêu biểu như tiêu chảy, ghẻ, bọ chét, viêm da, v.v….

    Chuẩn bị cho cún chế độ dinh dưỡng phù hợp
    Chế độ dinh dưỡng phù hợp góp phần tăng thêm sức đề kháng cho cún cưng. Từ đó, bé được nâng cao sức khỏe, ít bệnh tật hoặc sớm vượt qua bệnh tật.

    Vậy chế độ dinh dưỡng thế nào là phù hợp?
    Ở mỗi độ tuổi khác nhau, cún cần phải được cho ăn loại thức ăn phù hợp. Bên cạnh đó, đồ ăn của bé cũng phải đảm bảo sạch sẽ, hợp vệ sinh để không bị mắc các bệnh về đường ruột.

    Chẳng hạn:

    - Trong 8 tuần tuổi đầu: cún con cần được bú sữa mẹ đầy đủ.

    - Từ tuần thứ 8 - tuần 16: cho cún ăn thức ăn mềm, hoặc xay nhuyễn.

    - Chó từ 16 tuần - 24 tuần: có thể ăn dặm thêm xương nhai để phát triễn cơ hàm.

    - Chó trên 6 tháng tuổi: ăn thức ăn nấu chín hoặc hạt.

    Hiện nay, thức ăn hạt cho chó ngày càng được sử dụng nhiều. Tại Tài Vet, bạn có thể tìm thấy đủ loại hạt cho boss cưng nhà mình với mọi lứa tuổi.
    Chó bị Parvo không chỉ nguy hiểm đến tính mạng, mà còn ảnh hưởng lớn đến tâm lý của người nuôi. Nhưng may mắn thay, bạn có thể giúp “boss” tránh khỏi căn bệnh này nhờ vào việc cho bé tiêm vắc xin đầy đủ. Cần hỗ trợ thêm, bạn đừng ngại gọi cho chúng tôi qua số Hotline:  0943878449

    Zalo
    Hotline